Bí mật về nữ tỉ phú làm giàu bằng công nghệ ‘nổ’! Đại gia sa chân chốn lao tù – Kỳ 2 sẽ hé lộ điều gì?


Sự kiện đáng chú ý diễn ra hôm nay khi Đại gia sa chân chốn lao tù – Kỳ 2: Nữ tỉ phú làm giàu bằng công nghệ ‘nổ’ Bà Elizabeth Holmes bị đưa vào nhà tù liên bang ở Bryan, Texas. Bà Holmes, sau khi sinh đứa con thứ hai, đã bị đưa vào tù với cáo buộc gian lận và lừa đảo trong kinh doanh.

Bà Holmes từng là người trẻ tuổi tài năng, bỏ học để lập công ty xét nghiệm máu và được nhận định sẽ trở thành tỉ phú. Tuy nhiên, sau những thành công ban đầu, bà bắt đầu sử dụng các biện pháp gian lận thay vì thất bại trước khó khăn.

Công ty Theranos của bà Holmes từng được định giá đến hàng tỷ USD nhờ công nghệ xét nghiệm máu đột phá. Tuy nhiên, sau khi bị các cơ quan quản lý và truyền thông phanh phui, Theranos đã sụp đổ và bà Holmes bị tống vào tù với án phạt nặng nề.

Những hành vi lừa đảo và gian lận của bà Holmes đã gây ra thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư và đưa công ty vào vết xe đổ. Với án phạt chính thức từ tòa án, bà Holmes sẽ phải trả giá cho những hành vi sai trái của mình.

#ElizabethHolmes #Theranos #LừaĐảo #GianLận #NgụcTù #KinhDoanh #PhápLuật #TòaÁn #TruyềnThông #CôngNghệ #TỉPhú #TinTức #ViệtNam #SựKiện

 Bà Elizabeth Holmes được hai giám thị đưa vào nhà tù liên bang ở Bryan (bang Texas) vào ngày 30-5-2023 sau khi sinh thêm đứa con thứ hai - Ảnh: AP

Bà Elizabeth Holmes được hai giám thị đưa vào nhà tù liên bang ở Bryan (bang Texas) vào ngày 30-5-2023 sau khi sinh thêm đứa con thứ hai – Ảnh: AP

Bà Holmes đã chọn gian lận thay vì thất bại trong kinh doanh.

Công tố viên

Bỏ học lập công ty xét nghiệm máu năm 19 tuổi

Theo tạp chí Business Insider (Mỹ), năm 7 tuổi cô bé Holmes đã mày mò phát minh cỗ máy thời gian với cuốn sổ ghi đầy chi tiết kỹ thuật. Năm 9 tuổi, với thái độ nghiêm túc khác thường, cô bé tâm sự với người thân rằng lớn lên sẽ trở thành tỉ phú.

Thời còn học trung học, Holmes đã được chọn tham gia chương trình mùa hè của Đại học Stanford, trong đó có chuyến đi đến Bắc Kinh. Bà đã tập tành kinh doanh bằng cách học tiếng Quan Thoại và bán phần mềm lập trình C++ cho các trường học Trung Quốc.

Sau đó, bà vào Đại học Stanford theo học ngành kỹ thuật hóa học. Năm thứ nhất bà nhận được học bổng dành cho sinh viên xuất sắc trị giá 3.000 USD để thực hiện đề tài nghiên cứu. Mùa hè năm đó, bà đi thực tập tại Viện Nghiên cứu gene Singapore (GIS) một phần vì nói được tiếng Quan Thoại.

Sang năm thứ hai, bà thành lập Công ty Real-Time Cures. Năm 2003, công ty đổi tên thành Theranos chuyên về xét nghiệm máu. Năm đó bà chỉ mới 19 tuổi. Tháng 3-2004, bà bỏ học và toàn tâm toàn ý làm việc cho công ty dưới tầng hầm trường đại học.

Bà khoe Công ty Theranos có trong tay công nghệ độc quyền có thể phân tích và phát hiện các bệnh lý như ung thư, tiểu đường chỉ bằng một vết chích ở ngón tay và lượng máu nhỏ. Sau đó, bà tìm đến các nhà đầu tư hàng đầu để kêu gọi tài trợ.

Theo thỏa thuận, các nhà đầu tư không được tiết lộ công nghệ độc quyền của Theranos và bà sẽ là người quyết định cuối cùng về mọi việc liên quan đến công ty.

Khi Theranos bắt đầu thu về hàng triệu USD tiền tài trợ, bà đã trở thành nhân vật được giới truyền thông chú ý và giới công nghệ ca ngợi.

Bà xuất hiện trên trang bìa các tạp chí Fortune và Forbes, các buổi thuyết trình truyền cảm hứng TED Talks và phát biểu trên các diễn đàn cùng với cựu Tổng thống Bill Clinton và tỉ phú người Trung Quốc Jack Ma.

Tháng 9-2014, tạp chí Forbes đã chọn bà là một trong những phụ nữ giàu nhất nước Mỹ với tài sản cá nhân trị giá 4,5 tỉ USD và sở hữu 50% cổ phiếu của Theranos.

Con đường làm ăn của Theranos lên như diều gặp gió. Capital Blue Cross (bảo hiểm y tế) và Cleveland Clinic (trung tâm nghiên cứu y khoa) cam kết cung cấp công nghệ xét nghiệm của Theranos cho bệnh nhân.

Chuỗi nhà thuốc Walgreens đã đạt thỏa thuận mở trung tâm xét nghiệm Theranos tại các cửa hàng của họ. Theranos còn thành lập quan hệ đối tác bí mật với chuỗi siêu thị Safeway. Lúc bấy giờ Theranos được định giá đến 9 tỉ USD.

Tháng 8-2015, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) bắt đầu điều tra Công ty Theranos và phát hiện “nhiều điểm sai sót quan trọng” trong công nghệ xét nghiệm máu.

Hai tháng sau, báo The Wall Street Journal đã đăng phóng sự điều tra kết luận phần lớn các ca xét nghiệm của Theranos lấy nhiều máu chứ không chỉ vài giọt và máy xét nghiệm máu Edison của Theranos không cho kết quả chính xác nên Theranos đã sử dụng các loại máy xét nghiệm máu thông thường khác.

Ngay sau đó, Giám đốc điều hành Elizabeth Holmes đã xuất hiện trong chương trình truyền hình Mad Money của kênh CNBC và khẳng định:

“Đây là điều xảy ra khi bạn cố gắng thay đổi mọi thứ. Đầu tiên họ nghĩ bạn điên, sau đó họ chống lại bạn và rồi đột nhiên bạn đã làm thay đổi cả thế giới”.

Bà Elizabeth Holmes (giữa) đến tòa án San Jose cùng với cha (trái) và chồng William “Billy” Evans hôm 17-10-2022 - Ảnh: AP

Bà Elizabeth Holmes (giữa) đến tòa án San Jose cùng với cha (trái) và chồng William “Billy” Evans hôm 17-10-2022 – Ảnh: AP

Kinh doanh kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”

FDA, Trung tâm dịch vụ Medicare & Medicaid (CMS) và Ủy ban Chứng khoán và giao dịch (SEC) đã đưa Công ty Theranos vào tầm ngắm. Vào tháng 6-2016, tạp chí Forbes điều chỉnh giá trị tài sản ròng của bà Holmes từ 4,5 tỉ USD xuống còn… 0 USD và hạ mức định giá Theranos từ 9 tỉ USD xuống chỉ còn 800 triệu USD.

Tháng 3-2018, SEC cáo buộc bà Holmes và ông Sunny Balwani tội lừa đảo các nhà đầu tư với số tiền hơn 700 triệu USD bằng cách phóng đại hoặc thông báo sai lệch về công nghệ xét nghiệm máu cũng như hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của Theranos.

Ông Balwani lớn hơn bà Holmes 20 tuổi, đã từng hẹn hò với bà ngay sau khi bà bỏ trường đại học. Tháng 9-2009, ông trở thành nhân vật số hai trong Theranos dù có rất ít kinh nghiệm. Hai người chia tay vào mùa xuân năm 2016.

Tháng 6-2018, Bộ Tư pháp thông báo đại bồi thẩm đoàn liên bang đã cáo buộc bà Holmes và ông Balwani phạm chín tội danh lừa đảo qua mạng và hai tội danh âm mưu phạm tội lừa đảo qua mạng. Ba tháng sau Theranos thông báo đóng cửa và sẽ trả tiền cho các chủ nợ bằng nguồn lực còn lại.

Tháng 9-2020, hồ sơ tòa án tiết lộ bà Holmes đã cố tìm cách bào chữa với lý do mắc bệnh tâm thần. Đến ngày mở phiên tòa vào tháng 3-2021, bà đề nghị hoãn xử vì mang thai. Bà sinh con vào tháng 7-2021. Một tháng sau phiên tòa xét xử khai mạc.

Trước tòa, bà thừa nhận đã tự ý thêm logo của một số công ty dược phẩm lớn vào báo cáo của Theranos nhằm trấn an các nhà đầu tư. Bà cũng thừa nhận đã giấu các nhà đầu tư chuyện Theranos hóa phép máy móc bình thường thành máy móc sử dụng công nghệ độc quyền. Để giảm nhẹ tội, bà khai ông Balwani đã lạm dụng bà về tình cảm và tình dục suốt một thập niên.

Ngày 3-1-2022, bồi thẩm đoàn kết án bà Holmes phạm một tội âm mưu lừa gạt các nhà đầu tư và ba tội lừa đảo qua mạng. Vài ngày trước khi tòa tuyên án, các luật sư đã trao cho tòa 130 lá thư của bạn bè và gia đình bị cáo cầu xin tòa khoan hồng, trong đó có thư của Thượng nghị sĩ Cory Booker và một cựu giám đốc Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật (CDC).

Các luật sư đề nghị mức án không quá 18 tháng và tốt nhất là quản thúc tại gia. Lời thỉnh cầu thất bại. Ngày 18-11-2022, tòa kết án bị cáo Holmes 135 tháng (gần 11 năm rưỡi) tù giam, trong đó có 3 năm tự do trong vòng giám sát.

Đầu tháng 12-2022, ông Balwani bị kết án gần 13 năm tù với 3 năm quản chế. Về phần dân sự, bà Holmes và ông Balwani phải trả 452 triệu USD tiền bồi thường thiệt hại cho các nhà đầu tư bị lừa.

Nỗi ám ảnh về bí mật bao trùm mọi lĩnh vực trong Công ty Theranos. Ba nhân viên cũ đã từng bị bà Holmes kiện ra tòa với lý do họ đã lạm dụng bí mật thương mại của công ty.

Bà yêu cầu bất kỳ ai đến đều phải ký thỏa thuận không tiết lộ thông tin và yêu cầu nhân viên bảo vệ hộ tống khách mọi nơi mọi lúc, kể cả lúc khách vào nhà vệ sinh. Bà lấy biệt danh là “Đại bàng một” và thuê vệ sĩ chở đi khắp nơi.

Cửa sổ văn phòng bà đều lắp kính chống đạn. Bà bắt chước cách giữ bí mật và điều hành công ty từ Steve Jobs – người sáng lập Tập đoàn công nghệ Apple, người mà bà xem như người hùng trong thung lũng Silicon. Bà mặc áo cổ lọ màu đen giống như Jobs, trang trí văn phòng bằng đồ nội thất yêu thích như Jobs và không bao giờ đi nghỉ hè như Jobs.

—————–

Vụ án Sanjay Shah gian lận thuế cổ tức được xem là vụ ăn cắp thế kỷ hay vụ trốn thuế lớn nhất châu Âu vì liên quan đến nhiều nước. Tỉ phú Sanjay Shah bị bắt ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), sau đó bị dẫn độ sang Đan Mạch để ngồi tù.

Kỳ tới: Tỉ phú giàu lòng từ thiện gian lận thuế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *