Bí mật về tín chỉ carbon: Thời hạn hấp dẫn và giá cả bất ngờ!


#tínchỉcarbon #ViệtNamXanh #pháttriểnkinhtếxanh #giảngviêncaođẳng #quảntrịfulbright #hộithảo #tuoitre #giátínchỉcarbon #quỹdựtrữtínchỉcarbon #biếnđổikíhậu #thịtrườngtínchỉcarbon #doanhnghiệpViệtNam #tàinguyênquốcgiátrị #ESG #netzero #camkếttínchỉcarbon #xanh #thươngmạitínchỉcarbon #luậtmớivềpháttriểnbềnvững #luậthóa #thươngmạithếgiới #pháttriểnkinhtếbaoquanh #cáchlàmgiảmphátthải #chuyểnxanhẩnở #doanhnghiệptưnhân #quảngbình #lươngphátkhíthải #chuyểnxanhlưcthóa #việntrưởngviệnchiếnlược #chính sách tàinguyênmôitrường

TS Phạm Văn Đại - Giảng viên cao cấp Trường chính sách công và Quản lý Fulbright, trao đổi tại hội thảo về tín chỉ carbon do báo Tuổi Trẻ tổ chức - Ảnh: QUANG ĐỊNH

TS Phạm Văn Đại – Giảng viên cao cấp Trường chính sách công và Quản lý Fulbright, trao đổi tại hội thảo về tín chỉ carbon do báo Tuổi Trẻ tổ chức – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nội dung này đã được các chuyên gia, đại biểu trao đổi tại hội thảo ‘Thị trường tín chỉ carbon – Động lực xây dựng Việt Nam Xanh’ do báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng 20-4 tại TP.HCM.

Không phải tài nguyên vô tận

TS Phạm Văn Đại – Giảng viên cao cấp Trường chính sách công và Quản lý Fulbright, cho hay rất khó xác định giá 5 USD/tín chỉ carbon là cao hay thấp vì đây là giá thị trường. Bản thân tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia, không phải tài nguyên vô tận hay tái tạo được.

Giá thuế carbon bắt buộc là hơn 100 USD, trong khi tín chỉ carbon hiện chỉ được giao dịch khoảng 5 USD. Theo TS Phạm Văn Đại, điều này còn liên quan đến chất lượng. Ngay cả Úc, sau khi kiểm kê thì chất lượng ¾ tín chỉ đều có vấn đề, nhiều cánh rừng được bán dùng cho tín chỉ carbon sau khi bán thì bị phá hủy.

Ông Đại trích các báo cáo cho thấy giá tín chỉ carbon có thể lên đến 200-300 USD/tín chỉ và điều này chỉ đạt được khi chất lượng tín chỉ carbon được xác thực, bản chất của dự án cũng như chi phí bỏ ra để thực hiện.

Trong bối cảnh các nhà sản xuất lớn trên thế giới như Apple hay Samsung đều đòi hỏi các nhà cung cấp phải trung hòa được carbon trong quá trình sản xuất thì xu hướng tìm mua tín chỉ carbon của doanh nghiệp Việt Nam là không tránh được.

“Với thực tế hiện nay, tôi cho rằng Việt Nam cần quy hoạch tín chỉ carbon như dạng tài nguyên cần bảo vệ. Thứ hai là cần xem xét hình thành “Quỹ Dự trữ tín chỉ carbon cho doanh nghiệp Việt Nam” để sau này, khi tham gia chứng chỉ toàn cầu, các doanh nghiệp không phải mua giá quá cao”, TS Phạm Văn Đại nêu đề xuất.

Tại phần thảo luận, nhà báo Huy Thọ đặt vấn đề dư luận quan tâm, thậm chí thắc mắc là vì sao Việt Nam không “tích trữ” tín chỉ carbon “để dành” cho các doanh nghiệp hoặc bán với giá cao hơn ở những thời điểm tốt hơn.

Trả lời, ông Nguyễn Văn Minh – trưởng phòng Kinh tế và thông tin biến đổi khí hậu – Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) – cho rằng để đạt mục tiêu net zero, chúng ta phải cam kết theo từng giai đoạn, hiện nay chúng ta đang trong giai đoạn cam kết từ 2021-2030. Do đó, tín chỉ carbon tạo ra đến 2030 chưa chắc đã sử dụng sau thời điểm đó vì tín chỉ carbon có thời hạn sử dụng, không phải là hạn sử dụng mãi mãi.

Ông Nguyễn Văn Minh - trưởng phòng Kinh tế và thông tin biến đổi khí hậu - Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) - trao đổi về giá tín chỉ carbon - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Nguyễn Văn Minh – trưởng phòng Kinh tế và thông tin biến đổi khí hậu – Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) – trao đổi về giá tín chỉ carbon – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Lấy ví dụ trên thế giới, giai đoạn 2008-2012, giá tín chỉ carbon lên đến 30 USD/tín chỉ. Tuy nhiên giai đoạn 2013-2020 là giai đoạn “khoảng trống” khi nhiều quốc gia không tham gia cam kết về giảm phát thải vì cho rằng quốc gia này làm, quốc giá khác không làm là bất công bằng. Điều này kéo theo giá tín chỉ carbon giảm mạnh, chỉ còn vài USD.

Ông Minh đưa ra câu chuyện vào giai đoạn 2008-2013, tại Việt Nam cũng có dự án đạt tín chỉ carbon, lúc đó giá cao nhưng tích trữ lại và không bán. Tuy nhiên sau đó giá tín chỉ carbon rớt mạnh, đến nay đơn vị bán vẫn còn để tín chỉ trên hệ thống lưu ký, tiền lấy tín chỉ này về cao hơn cả tiền bán tín chỉ carbon và cũng đã hết thời hạn cam kết.

Tham gia phiên thảo luận, ông Nguyễn Ngọc Huy – chuyên gia nghiên cứu độc lập về biến đổi khí hậu – đặt vấn đề tại sao các hãng hàng không, các hãng dầu mỏ đã đi trước để mua tín chỉ carbon theo dạng “đặt gạch”, đặt cọc hoặc đã mua thành công, trong khi các doanh nghiệp Việt vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng nên các doanh nghiệp ngoại mua sớm đã có giá tốt hơn nếu không tự bù trừ tín chỉ carbon.

Nêu vấn đề này, ông Huy cho rằng khi trên thế giới đã giao dịch, các “ông lớn” đã đi trước thì các doanh nghiệp trong nước cần phải chủ động cải tiến công nghệ, thay đổi cách làm để giảm phát thải và không nên chờ đến khi có quy định, chế tài mới thực hiện.

TS Nguyễn Ngọc Huy - chuyên gia nghiên cứu độc lập về biến đổi khí hậu, chia sẻ tại hội thảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

TS Nguyễn Ngọc Huy – chuyên gia nghiên cứu độc lập về biến đổi khí hậu, chia sẻ tại hội thảo – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trao đổi thêm, TS Phạm Văn Đại nói bên cạnh cuộc chạy đua mua tín chỉ carbon thì các doanh nghiệp còn có cách thức khác là thực thi ESG (Environmental – Social – Governance) là một bộ tiêu chuẩn đo lường những yếu tố liên quan đến hoạt động phát triển bền vững, những yếu tố đang góp phần vào Việt Nam Xanh hơn. 

Tuy nhiên, tín chỉ carbon là cuộc chơi quy mô lớn, của các đại gia bởi tiêu chuẩn về hướng dẫn đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV), đòi hỏi kinh phí rất lớn. Các giao dịch không chỉ đo từng hecta rừng mà còn phải đo lường giám sát cả vài trăm hecta rừng. 

“Đây là cuộc chơi lớn phụ thuộc vào nhiều người mua hơn người bán, và để trở thành một thị trường thực sự vẫn cần các quy định cụ thể, chính xác trong bối cảnh vẫn còn nhiều rủi ro”, TS Đại khẳng định.

Ông Nguyễn Võ Trường An - Phó TGĐ Công ty CP Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Nguyễn Võ Trường An – Phó TGĐ Công ty CP Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Nguyễn Võ Trường An – phó tổng giám đốc Công ty Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN (CCTPA) – cho biết cần hiểu tín chỉ carbon là nguồn tài chính nhằm hỗ trợ cho quá trình giảm phát thải, các dựa án trồng rừng, chống biến đổi khí hậu. Để hướng tới net zero, ông An cho rằng không thể chỉ trồng rừng hay nông nghiệp bền vững mà chúng ta phải áp dụng công nghệ thông tin, giảm phát thải.

Trong khi đó, ông Phạm Văn Việt – phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may – Thêu đan TP.HCM – cho hay các doanh nghiệp dệt may cũng buộc phải chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng dùng nguyên liệu tái chế. 

Theo ông Việt, khách hàng châu Âu đã sang Việt Nam kiểm kê phát thải, tín toán lượng carbon. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn mơ hồ về quy trình kiểm kê, rất cần có các hướng dẫn của các cơ quan chức năng.

Bà Nguyễn Trình Thùy Trang - giám đốc nội vụ Cotecons - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bà Nguyễn Trình Thùy Trang – giám đốc nội vụ Cotecons – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Xây dựng Việt Nam Xanh, giảm lượng phát khí thải, có khó?

Việt Nam gặp nhiều thách thức trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế xanh, như thiếu sự phối hợp và thông nhất giữa các ngành… Nhưng những bài học thành công của Quảng Bình, hay của một doanh nghiệp tư nhân cho thấy chuyển đổi xanh là cũng là cơ hội.

PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ – Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường – cho hay chuyển đổi xanh không dừng lại ở xu hướng mà đang được luật hóa, trở thành quy định bắt buộc. Đó là Luật chơi mới về phát triển bền vững trong thương mại và đầu tư toàn cầu, Hiệp định thương mại thế hệ mới, yêu cầu báo cáo phát triển bền vững.

Các quy định mà chúng ta phải tuân thủ để có thể bán hàng hóa ra thế giới như: Thẻ vàng chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Quy định chống phá rừng châu Âu, Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon, Đạo luật cạnh tranh sạch Mỹ.

Ông Thọ nhấn mạnh trong quá trình đó, Việt Nam gặp nhiều thách thức. Theo Ấn bản năm 2023 của Chỉ số Tương lai Xanh, Việt Nam xếp thứ 53/76 nền kinh tế và thứ 9/16 nền kinh tế ở châu Á. Với các chỉ số này, Việt Nam nằm vị trí trung bình trong các hạng mục chuyền đổi năng lượng nhưng lại xếp hạng thấp trong các hạng mục về phát thải carbon và chính sách khí hậu.

Theo ước tính, năm 2020, nền kinh tế xanh góp phân tạo ra hơn 400.000 việc làm, số lượng việc làm được tạo ra từ cách hoạt động kinh tế xanh của Việt Nam vẫn còn tương đổi khiêm tốn (1,1% tổng số việc làm quốc gia) so với các nước dẫn đầu, như 3,3% ở Pháp vào năm 2020 và 6,7% ở Trung Quốc vào năm 2022.

Về xếp hạng quốc tế, theo chỉ số tăng trưởng xanh ấn bản năm 2023, Việt Nam xếp thứ 73/245 quốc gia và thứ 16/50 quốc gia ở châu Á, với điểm chỉ số là 56,44. Việt Nam đã thực hiện tốt các khía cạnh bảo vệ vốn tự nhiên và hòa nhập xã hội nhưng phải đổi mặt với những thách thức về khía cạnh hiệu quả tài nguyên và các cơ hội kinh tế xanh.

Cũng theo ông Thọ, trong thời gian vừa qua Việt Nam đã ký nhiều thoả thuận FTA thế hệ mới, nhưng Việt Nam cũng đối mặt với nhiều rào cản liên quan tới ô nhiễm môi trường. Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường được giao xây dựng chiến lược quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn cơ sở phát hành trái phiếu xanh, ứng dụng xanh, đối phó với thách thức hiện nay.

Việt Nam gặp nhiều thách thức trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế xanh, như thiếu sự phối hợp và thông nhất giữa các ngành và các cấp chính quyền khác nhau dần đến các chính sách và kế hoạch chồng chéo và không nhất quán, cản trở việc thực hiện và giám sát hiệu quả các hành động và mục tiêu tăng trưởng xanh.

Bên cạnh đó, hệ thống tài chính xanh còn non trẻ, khiến các dự án xanh gặp khó khăn trong việc huy động các nguồn tài chính, bao gồm huy động vốn hay tiếp cận tín dụng ưu đãi, xuất phát từ khung pháp lý tài chính xanh chưa hoàn thiện (thị trường trái phiêu xanh) và các công cụ huy động tài chính xanh mới chưa được triên khai (thị trường carbon).

Việc thực thi các quy định về môi trường đôi khi còn lỏng lẻo, rườm rà, dân đến tình trạng doanh nghiệp không tuân thủ. Mức độ nhận thức và sự tham gia của cộng đông vào các vân đê tăng trưởng xanh và bên vững vẫn chưa cao. Điều này hạn chế tiềm năng thay đổi hành vi và đổi mới xã hội có thể hỗ trợ tăng trưởng xanh và phát triển tín chỉ carbon.

Việc thích ứng và áp dụng công nghệ xanh có thể bị cản trở bởi những hạn chế về công nghệ và cơ sở hạ tâng của đất nước. Từ đó, ông Thọ đưa ra các giải pháp tăng cường phối hợp liên cơ quan để đảm bảo tính nhất quán và sức mạnh tổng hợp trong các chính sách tăng trưởng xanh.

Các quan hệ này này sẽ giúp giảm xung đột và hợp lý hóa các nỗ lực, cả ở cấp Trung ương và cấp tỉnh. Phát triển các cơ chế tài chính đổi mới như trái phiếu xanh, ưu đãi đầu tư và quan hệ đối tác với các tổ chức quốc tế để thu hút đâu tư của khu vực tư nhân vào các dự án xanh.

Thứ hai là tăng cường đầu tư công và tư nhân vào các dự án cơ sở hạ tầng xanh, như nhà máy điện mặt trời, trang trại, hệ thống quản lý chất thải và sáng kiến phủ xanh đô thị. Tìm kiếm sự hợp tác và hộ trợ quốc tế cho các sáng kiến tăng trưởng xanh, như tiệp cận tài chính khí hậu, chuyên giao công nghệ, chia se kiến thức và trao đoi các kinhnghiệm thực tiên tột nhất.

Tăng cường các cơ chế quản lý và hệ thống giảm sát để đảm bảo tuần thủ các chính sách tăng trưởng xanh và buộc các đơn vị không tuân thủ phải chịu trách nhiệm. Xây dựng hệ thông cơ sở pháp lý đồng bộ, mạch lạc cho tăng trưởng xanh, đặc biệt là hệ thông phân loại xanh hoàn chính, phù hợp với tiêuchuân quốc tê làm nên tảng và theo đó có các cơ chế chính sách hồ trợ như khuyến khích đầu tư xanh, chương trình thí điểm xanh.

“Cuối cùng, tăng cường nỗ lực nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề môi trường và thực hành bền vững thông qua các tuyên truyên và sự tham gia của cộng đồng trong thích ứng với biến đổi khi hậu dựa vào cộng đồng là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh các nỗ lực trên”, ông Thọ nhấn mạnh.

Người trồng rừng, người nuôi tôm được trả tiền nhờ tín chỉ carbon

Tuy Việt Nam gặp nhiều thách thức trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế xanh nhưng thời gian quan đã có nhiều câu chuyện thành công, cho thấy Việt Nam có nhiều cơ hội để tận dụng quá trình chuyển đổi xanh.

Mới đây, lần đầu tiên, tỉnh Quảng Bình thu được hơn 80 tỉ đồng nhờ nguồn tiền từ bán tín chỉ carbon của rừng. Chia sẻ về câu chuyện này ở hội thảo, ông Trần Quốc Tuấn – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình – cho hay Quảng Bình có diện 650.000 ha rừng và đất chưa có rừng.

Kết quả chi trả giảm phát thải khí nhà kính từ chương trình thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) tại Quảng Bình năm 2023: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã thực hiện chi trả kinh phí cho các đối tượng hưởng lợi số tiền trên 72 tỉ đồng, đạt 88% kế hoạch. Kinh phí còn lại chưa chi trả sẽ được đưa vào kế hoạch tài chính năm 2024 để tiếp tục chi trả theo quy định.

Theo tính toán, giai đoạn 2023-2025, Quảng Bình sẽ nhận được 235 tỉ đồng từ việc bán tín chỉ carbon cho Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD); qua đó mang lại nguồn thu cho gần 11.000 chủ rừng, góp phần hiệu quả vào công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) theo hướng bền vững.

“Nguồn kinh phí từ ERPA đã giúp tăng nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh”, ông Trần Quốc Tuấn cho biết. 

Tuy vậy, vẫn có nhiều khó khăn, trong đó kế hoạch chi trả giảm phát thải ERPA là nội dung mới nên trong quá trình triển khai thực hiện có phát sinh một số khó khăn, vướng mắc.

Hiện nay phần lớn diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã được bố trí kinh phí từ ngân sách Nhà nước theo các chính sách hiện hành thông qua các chương trình, dự án. Nếu thực hiện theo quy định nêu trên thì sẽ có rất ít diện tích để thực hiện việc giao khoán bảo vệ rừng.

Quy định về đối tượng tham gia thỏa thuận quản lý rừng với chủ rừng tổ chức là cộng đồng dân cư, trong khi đó, thực tế tại tỉnh Quảng Bình diện tích rừng tự nhiên chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, dọc biên giới Việt – Lào là những nơi có rất ít hoặc không có cộng đồng dân cư sinh sống. Do vậy, chủ rừng là tổ chức không thể thực hiện khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư…

Bài trình bày “Quá trình triển khai xác nhận tín chỉ carbon trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam” của TS Nguyễn Thanh Mỹ – Chủ tịch HĐQT Công ty RYNAN Techonologies, cũng đem đến một cách nhìn khác về quá trình chuyển đổi kinh tế xanh của Việt Nam.

Đưa đến hội thảo về câu chuyện nuôi tôm của người nông dân có thể thu được tiền từ giảm khí thải nhà kính theo hình thức cách tác thế hệ mới, giảm được lượng khí nhà kính ra thị trường, TS Nguyễn Thanh Mỹ cho rằng phát triển bền vững cần bắt đầu từ kinh tế sau đó mới đến môi trường. 

“Người nông dân có thu nhập thì mới nghĩ đến chuyện bền vững, môi trường. Cách thức nuôi tôm mới giúp tôm giảm được nguy cơ nhiễm bệnh và dùng công nghệ để làm sao đo được khí carbon giảm, từ đó người dân có thể kiểm được tiền từ cách nuôi trồng tôm bền vững”, TS Nguyễn Thanh Mỹ nói.

Cách thức đó là gì? Ông Mỹ đã đưa ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, điện toán biên vào nuôi tôm. Bắt đầu cho quy trình này là ông tiến hành xây dựng phần mềm quản lý trang trại, đồng thời, thiết kế cách xây dựng một trang trại nuôi tôm làm sao đó không có khí thải nhà kính. Giảm sử dụng năng lượng điện, giảm sử dụng nước, tăng hiệu quả sử dụng đất…

Theo ông Mỹ, từ câu chuyện của mình, ông muốn các doanh nghiệp tư nhân cần xem đây là cơ hội lớn để tìm ra những giải pháp để cùng chung tay với chính phủ đạt đến các cam kết net zero mà chính phủ đã cam kết.

Các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản, ngân hàng đồng hành với “Việt Nam Xanh”

Ông Lê Hoàng Châu – chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM – cho biết các doanh nghiệp bất động sản rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, nhiều doanh nghiệp phát triển xanh và xây dựng các tòa nhà đạt các chứng chỉ xanh trong nước và quốc tế.

Ông Châu gửi lời cảm ơn Báo Tuổi Trẻ khởi xướng dự án “Việt Nam Xanh” và cam kết các doanh nghiệp bất động sản sẽ ủng hộ, đồng hành với Tuổi Trẻ cũng như lộ trình net zero.

Bà Nguyễn Trình Thùy Trang – giám đốc nội vụ Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Coteccons – cho biết doanh nghiệp này đang thực hiện loạt giải pháp tại văn phòng cũng như công trường để bảo vệ môi trường, giảm phát thải như sử dụng năng lượng tái tạo, áp dụng mô hình 3R…

Đồng thời, bà Trang cho hay Coteccons đã cùng với các nhà cung cấp, các nhà thầu phụ, thậm chí đưa ra chế tài để đồng hành với Coteccons trong cam kết về môi trường.

Theo bà Trang, Coteccons đang thực hiện kiểm kê phát thải nhà kính tại tất cả các công trình để kiểm soát lượng phát thải, sau đó thực hiện thống kê, phân tích dữ liệu. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sử dụng công nghệ để kiểm kê chính xác, từ đó đưa ra các chiến lược giảm phát thải hiệu quả, bền vững. “Chúng tôi sẽ nỗ lực một cách bền bỉ trong cam kết giảm phát thải”, bà Trang cho hay.

Ông Trần Hoài Phương – Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp HDBank – chia sẻ ngân hàng có nguồn vốn để tài trợ các dự án xanh, năng lượng tái tạo… để đồng hành với các doanh nghiệp. Ông Phương cho biết ngân hàng cũng tham gia vào thị trường tín chỉ carbon với tâm thế là người bạn của doanh nghiệp, đồng hành với doanh nghiệp trong việc tham gia thị trường tín chỉ carbon, giảm phát thải.

Ông Nguyễn Hải Linh - Chủ tịch Elisa Group - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Nguyễn Hải Linh – Chủ tịch Elisa Group – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Phạm Văn Việt - phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may - thêu đan TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Phạm Văn Việt – phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may – thêu đan TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tín chỉ carbon có thời hạn, giá cả lúc lên lúc xuống- Ảnh 10.
Bất ngờ với sản phẩm xanh tại hội thảo tín chỉ carbonBất ngờ với sản phẩm xanh tại hội thảo tín chỉ carbon

Trước thềm hội thảo ‘Thị trường tín chỉ carbon – Động lực xây dựng Việt Nam Xanh’ và công bố dự án ‘Việt Nam Xanh’, các khách mời đã bất ngờ với các sản phẩm tái chế, sản phẩm xanh được doanh nghiệp giới thiệu bên lề chương trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *